Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Các cách kiểm tra card màn hình mà bạn nên biết !

Card màn hình là một phần vô cùng quan trọng trong máy tính, nó giúp cho máy tính có chất lượng đồ họa để có thể chơi các game yêu cầu cấu hình mạnh cũng như giúp cho các tiến trình liên quan tới đồ họa có thể hoạt động tốt hơn. Sau đây MekongT sẽ chỉ cho các bạn một số cách cơ bản để kiểm tra card màn hình trên máy tính, laptop.
Trước khi quyết định mua một chiếc card màn hình chất lượng trị giá hàng triệu đồng các bạn cần kiểm tra thông số card màn hình on board trước. Vì hiện nay các hãng sản xuất đã tích hợp card màn hình on board để đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Có rất nhiều cách để kiểm tra thông tin về card màn hình máy tính, laptop. Đối với máy tình để bàn bạn có thể trực tiếp quan sát bằng cách tháo nắp thùng CPU và kiểm tra. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các cách để nhận biết và phân biệt loại card màn hình rời hay on board.
Cách 1: Xem thông tin card bằng Directx Diagnostic Tool.
Bước 1: Từ menu Start chọn Run rồi nhập vào dòng lệnh "dxdiag" và enter.
Bước 2: Bạn chuyển qua thẻ Display
Thông thường nếu hiển thị kiểu Intel(R) HD Graphics là card màn hình On board.

Nếu  như hiển thị kiểu ATI, AMD, NVIDIA,... thì đó là card màn hình rời.

Tuy nhiên có một lưu ý quan trọng đối với các dòng máy tính laptop hiện nay thường tích hợp cả 2 card màn hình rời và on board để tối ưu hệ thống cũng như tăng tuổi thọ cho card màn hình. Bình thường hệ thống sẽ chỉ chạy card màn hình on board. Tuy nhiên khi mở các phần mềm nặng như: Game nặng, photoshop, illustrator, 3dmax, corel... Thì hệ thống sẽ tự động bật card màn hình rời.
Cách 2: Sử dụng phần mềm để kiểm tra.
Bên cạnh việc sử dụng công cụ có sẳn, bạn có thể cài đặt phần mềm để kiểm tra. Lựa chọn phần mềm hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Các phần mềm phổ biến hiện nay là CPU-Z, GPU-Z, CPUID HWMonitor. Sau đây là ví dụ về phần mềm CPU-Z.

Cách 3: Xem trên vỏ laptop.

Các máy laptop mới ngày nay thông thường các thông số về chip và card màn hình luôn được dán trực tiếp lên vỏ máy để người dùng có thể biết được cấu hình cơ bản của máy, các thông sổ này thường được đặt bên góc phải hoặc trái trên laptop. Nếu laptop có card màn hình rời các bạn sẽ nhìn thấy logo của NVIDIA, ATI hoặc AMID.

Ngoài ra còn có cách khác cũng dễ dàng kiểm tra như cách 1 đó là click chuột phải vào desktop thì cũng sẽ có thể tìm thấy thông tin của card màn hình:
Card on board.

Card màn hình rời.

Như vậy từ các cách trên các bạn có thể kiểm tra và biết chính xác được máy tính mình đang sử dụng card màn hình rời hay on board từ đó có thể sử dụng chúng hiệu quả và có thể có những quyết định chính xác khi nâng cấp card màn hình. Ngoài ra các bạn có thể xem các bài viết bổ ích khác và cũng không kém quan trọng liên quan về card màn hình trên MekongT. Các bạn hãy ghé MekongT và tìm cho mình một chiếc card màn hình ưng ý nhất nhé.
Nguồn: http://www.mekongt.com/blog/cac-cach-kiem-tra-card-man-hinh-ma-ban-nen-biet/

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

6 bước để chọn được một chiếc card màn hình phù hợp cho PC

Tất cả các PC đều có chức năng hiển thị đồ họa, ở một mức độ nhất định. Nhưng để chơi những game  mới có các hiệu ứng đồ họa tuyệt vời, cũng như hiển thị màn hình đôi, chất lượng số hi-end, bạn thường cần mua thêm một card màn hình bổ sung, hay còn gọi là "Card gia tốc đồ họa", "Card màn hình rời" Có khá nhiều loại card đang được bày bán trên thị trường. Sau đây, tôi sẽ chỉ cho bạn 6 bước để chọn được một chiếc card màn hình phù hợp nhất. 

BƯỚC 1 Xác định mục đích sử dụng sau khi mua card màn hình.

Giá của card màn hình rời dao động từ $30 (Card low-end, dùng cho dân văn phòng) đến $3000 (VD Titan Z, dòng cao cấp dùng cho thiết kế đồ họa 3D). Để chọn được đúng card mà mua, bạn cần phải biết mình sẽ làm gì với nó. Bạn muốn chơi những game "khủng" yêu cầu độ phân giải tối đa và sử dụng hết công suất cấu hình máy tính hay chỉ để chơi một vài game nhỏ giải trí? Nếu mục đích của bạn là chinh phục các siêu phẩm game, thì nên lựa chọn loại card hi-end (Giá từ $300). Sử dụng card màn hình giá khoảng $200 thường đem lại hiệu quả kinh tế và độ thỏa mãn cao nhất. 


BƯỚC 2  Tìm hiểu loại cổng kết nối trên mainboard của bạn

Card màn hình có thể gắn vào 3 loại cồng trên mainboard. Để máy chạy hiệu suất cao nhất, nên sử dụng các cổng kết nối lại PCI Express, AGP hay PCI cho dòng card low-end. Nếu PC của bạn đã được sử dụng trên 5 năm, rất có thể nó có cổng PCI. Một vài PI hiện nay có cổng AGP. Giá của card màn hình loại cổng AGP thường rẻ hơn các card PCI cùng loại 10-20$, nhưng lại chạy nhanh hơn 2-4 lần. Tuy nhiên ngày nay những card AGP này đang dần được thay thế bởi tiêu chuẩn PCIe. Nếu bạn mới mua máy tính gần đây, có thể máy của bạn được trang bị cổng mới nhất, cho tốc độ hoạt động nhanh nhất, đó là PIC Express (PCIe)


  

BƯỚC: 3 Chọn một thương hiệu chất lượng.

Hai hãng có tiếng nhất hiện nay là ATI và nVidia. Hai công ty này chuyên sản xuất đơn vị xử lí đồ họa GPU (Graphics Processing Unit) trong card màn hình rời, trong khi đó một công ty khác sẽ chịu trách nhiệm những phần còn lại của card màn hình (bộ nhớ, quạt, kết nối VGA/DVI). Nhiều năm trước đây, Nvidia là công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực này, nhưng trong 4 năm trở lại đây AMD/ATI cạnh tranh gay gắt với Nvidia cả về giá và chất lượng sản phẩm dùng rằng gần đây, một số khách hàng phàn nàn về sản phẩm của AMD/ATI. Sản phẩm của cả hai công ty này đều tốt, nhưng để chọn được một chiếc phù hợp thì người mua cần phải nghiên cứu kĩ các thông số của từng sản phẩm, xem xét xem nó có đúng với mục đích sử dụng của mình không. Bạn có thể tim đọc thêm review, cũng như là bản giới thiệu về những chip và card màn hình đỉnh ở hầu hết các tạp chí công nghệ online và báo giấy. Bạn cũng nên truy cập trực tiếp vào website của nhà sản xuất để có thông tin chính thức về những card đang được bán, VD những sản phẩm của nhà sản xuất Diamond Multimedia. 


BƯỚC 4:  Chọn nhà sản xuất

Có nhiều nhà sản xuất card đồ họa khác nhau. Ví dụ như XFX, EVGA, Sapphire technology và Asus. Những nhà sản xuất khác nhau sẽ cùng cấp những gói dịch vụ hỗ trợ khách hàng và bảo hành khác nhau, cũng như hỗ trợ những nhóm game khác nhau. Nhiều loại card quanh được giảm giá, đặc biệt là khi năm học mới bắt đầu, kì nghỉ lễ. Hay thường xuyên theo dõi thông tin từ những cửa hàng này để mua được với giá ưu dãi nhất nhé.





BƯỚC 5: Chọn phương thức mua hàng

Bạn có thể mua tại cửa hàng bán lẻ (VD Best Buy) hoặc mua tại cưa hàng trực tuyến (VD Mekongt.com, Amazone). Những cửa háng bán lẻ thường bán với giá cao hơn nhiều so với những shop online. Bạn có thể tiết kiệm được khối tiền nếu lựa chọn mua hàng trực tuyến. Nếu bạn muốn được sờ tận tay tại cửa hàng bán lẻ trước khi mua thì hãy đợi đến những đợt giảm giá nhé. Và như thường lệ, đừng quên so sánh giá với những sản phẩm cùng loại được bán online.






BƯỚC 6: Rinh card màn hình về và cài vào máy nào!



Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Driver card màn hình là gì và cài đặt như thế nào?

Như đã đề cập ở bài viết trước, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một bộ phận cốt lõi không thể thiếu của card màn hình: DRIVER. Vậy driver là gì? Chức năng chính của nó ra sao? Và cài đặt thế nào là đúng?..v.v Để có thể giải đáp các thắc mắc trên, chúng ta cùng xem tiếp bài viết nhé!
Đầu tiên chính là khái niệm về driver của vga: đây là một phần mềm trên máy tính hoặc điện thoại di động có chức năng kiểm soát các thiết bị hình ảnh. Bản chất của một driver là một tổ hợp các lệnh và chỉ dẫn dưới dạng kỹ thuật số giúp hệ điều hành có thể giao tiếp với phần cứng. Driver của card màn hình được sử dụng với mục đích duy nhất đó là kiểm soát các thông tin được gửi đến màn hình hoặc các thiết bị trực quan khác.
Khả năng hiển thị hình ảnh của các driver không giống nhau, driver mặc định tương thích với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows như máy tính hoặc di động sẽ có độ phân giải phổ biến là 640×840 pixels và hiển thị được 256 màu. Với các driver mới hiện nay thì chuẩn độ phân giải đã được nâng lên đến 1024 pixels, do đó các driver mặc định bị xem là cũ kỹ và ít được sử dụng, trừ các thiết bị di động.
Mặc dù các driver được tích hợp cùng Windows không phải mới nhất nhưng lại khá cần thiết. Chức năng của nó chính là một bản backup giúp máy tính có thể hiển thị hình ảnh nếu như không có driver card màn hình nào được cài đặt, hoặc nếu màn hình máy tính sử dụng một độ phân giải mà hệ điều hành không xác định được. Một điều khá thú vị về driver mặc định của Windows chính là độ phân giải 640×480 luôn được sử dụng khi máy tính của chúng ta khởi động lần đầu tiên!
CÁCH CÀI ĐẶT DRIVER CHO CARD MÀN HÌNH:
Ở phần cài đặt, mình sẽ có hình ảnh cụ thể để các bạn dễ dàng theo dõi, để cài đặt driver chúng ta sẽ có 2 cách:
1. Nâng cấp driver VGA tự động
Với Win 7, bấm chọn start -> đánh chữ “device manager” vào khung search.

vào phần device manager
Click vào dấu cộng cạnh chữ “display adapters” và click phải chuột vào driver đã được cài đặt.

Chọn “update driver software” từ cửa sổ vừa hiện ra, phần còn lại Windows sẽ tự làm cho bạn.

2. Update thủ công driver card màn hình
Đầu tiên, các bạn hãy vào website của nhà sản xuất card màn hình bạn đã mua, sau đó tìm phần “Download” hoặc “Driver” tương ứng với card màn hình của bạn.

Tải tập tin cài đặt driver về và double-click để tiến hành quá trình update.

double click vào file cài đặt
Sau khi đọc xong bài viết hôm nay, chắc hẳn chúng ta đã có thêm kiến thức về driver của card màn hình cũng như cách cài đặt nó, bạn hãy nhớ một chiếc card màn hình tốt chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi được cài đặt đúng driver, vì thế việc thường xuyên nâng cấp driver là vô cùng quan trọng khi chúng ta sử dụng card màn hình.
Nguồn:  http://www.mekongt.com/blog/driver-card-man-hinh-la-gi-va-cai-dat-nhu-the-nao/

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Top 5 điều một "amateur" muốn biết nhất về card màn hình (VGA)

                                                                                       
Các game thủ  chuyên nghiệp thường trang bị cho máy của mình một bộ xử lí hình ảnh mạnh mẽ để game chạy mượt. Tuy nhiên, thông thường, bộ xử lí đồ họa trên máy tính của một amateur (người không chuyên)  không thể đáp ứng với những yêu cầu về độ phân giải cao khi chơi những game "cực ngầu" hoặc xem phim chất lượng cao, 3D. Một vài game đơn giản thì không thành vấn đề với những máy tính phổ thông có tích hợp VGA vào mainboard, nhưng khi số lượng game lên đến hai con số hay bạn muốn trải nghiệm những hình ảnh tuyệt nhất, tôc độ nhanh nhất khi chơi game thì đây là lúc bạn nên suy nghĩ để nâng cấp chiếc máy tính của mình. Sau đây là 5 điều, một game thủ mới vào nghề hay một amateur máy tính nên biết để chọn được chiếc card màn hình phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.


1. Card tích hợp hay card màn hình rời?

Hầu hết các máy tính có bộ xử lí hình ảnh tích hợp vào bộ xử lí chính, nhưng chúng lại không nhanh và mạnh mẽ như những card màn hình rời (so với mainboard). Những card tích hợp này không có bộ nhớ riêng, và phải sử dụng sức mạnh của CPU cùng bộ nhớ RAM (bộ nhớ tạm chứa thông tin của các ứng dụng đang chạy) để hỗ trợ giúp xử lý hình ảnh chơi game hoặc xem phim. Một card màn hình rời có bộ nhớ và bộ xử lí riêng của mình, giúp giải phóng nguồn lực cho máy tính của bạn và đẩy nhanh tôc độ máy.  Hơn nữa, những loại card rời luôn luôn được ưu tiên phát triển và cải thiện để đi tắt đón đầu công nghệ xử lí hình ảnh, hỗ trợ những hiệu ứng đặc biệt.
                                                                  Card màn hình rời

Một đặc điểm của card rời luôn được cải tiến đó là cổng kết nối với mainboard.  Khi nhìn vào những card rời, sẽ có những dòng chữ như PCI (peripheral component interconnect), AGP (advanced graphics port) and PCIe (PCI Express).


                                                      Card màn hình tích hợp
Những thuật ngữ này miêu tả loại cổng trên mainboard mà card rời sẽ kết nối . Cổng tiên tiến nhất hiện nay là cổng PCIe. Nếu bạn thấy dòng chữ card có dán nhãn PCIe, bạn đang chọn đúng một sản phẩm của những người "sành điệu" rồi đây. Bạn nên lưu ý đến loại cổng này trên máy tính của mình để chọn được 1 card rời có kết nối phù hợp. "Ổ khóa" và "Chìa khóa" phải ăn khớp thì hệ thống mới vận hành suôn sẻ.
2. Tốc độ xử lí và bộ nhớ:
 Mỗi VGA có một đơn vị xử lí đồ họa (GPU), tương tự như đơn vị xử lí trung tâm trên mainboard. PU có nhiệm vụ riêng biệt là xử lý mọi vấn đề về hình ảnh của máy tính. Những nhà phát triển (developer) đã lập trình cho GPUs những khả năng đặc biệt như sửa lỗi răng cưa khi hiển thị (FSAA) hình ảnh, giúp cho những hình ảnh 3D trình chiếu sáng hơn, mượt  mà và chân thật hơn.

                                             Lỗi răng cưa được sửa bởi card màn hình chất lượng

Card màn hình của bạn mạnh hay yếu phụ thuộc và tốc độ xử lí và bộ nhớ của nó. Tốc độ xử lí được đo bằng Megahertz (MHz). Bộ nhớ của VGA vào khoàng từ 128MB đến 512MB. Những game cao cấp đòi hỏi dung lượng bộ nhớ của card màn hình tối thiểu là 128MB, và lí tưởng cho một gamer là 256MB.  Mức dung lượng cao hơn dành cho những người chuyên về lập trình, xây dựng hình ảnh 3D.

3. Tốc độ khung hình trên giây (Frames per second):
Mỗi khung hình là một hình ảnh hiển thị trọn vẹn trên màn hình và card đồ họa của bạn có thể xử lí. Mắt thường của con người có thể xử lí khoảng 25 khung hình trên giây, nhưng với những card đồ họa tốt có thể hoạt động với 60 khung hình/s hoặc hơn và cho hình ảnh mịn, không mờ, không bị vỡ hạt. Một card đồ họa với dung lượng rộng rãi có chức năng lưu hình trong bộ nhớ đệm, giúp tăng đáng kể tốc độ khung hình trên giây.

4. Tốc độ làm đầy điểm ảnh (Pixel fill rate):
Số lượng điểm ảnh card màn hình có thể xử lí trong 1s sẽ quyết  định tốc độ xử lí 1 hình ảnh của card đồ họa đó. Một VGA tốt sẽ có  tốc độ làm đầy điểm ảnh càng lớn càng tốt. Tuy nhiên đây không phải là yếu tố duy nhất để chọn một chiếc card đồ họa

5. Tốc độ dựng tam giác (Triangle fill rate)
Mỗi hình ảnh 3-D render trên máy tính được tạo ra từ hành triệu đa giác (Polygons) vô cùng nhỏ. Số lượng pokygons này mà một card đồ họa có thể xử lí trong một giây càng nhiều thì hình ảnh video xuất ra sẽ càng ít bị mờ, và trong sáng hơn.

Mẹo nhỏ:

1. Kiểm tra thật kĩ cổng kết nối mainboard trên máy của bạn là gì. Sẽ thật mất công nếu bạn mua một card màn hình mà không lắp vừa với mainboard trên máy.
2. Đọc mục yêu cầu cấu hình hệ thống trên phần mềm mà bạn muốn sử dụng. Xem phần yêu cầu về card màn hình, những tiêu chuẩn kĩ thuật cho card màn hình được khuyên nên là cao hơn những yêu cầu của phần mềm. Cứ coi đây là yêu cầu tối thiểu để lựa chọn card màn hình. Càng ngày thì yêu cầu về hệ thống sẽ càng cao, do đó nhớ cập nhật thường xuyên nhé!
Hy vọng bài viết này đem lại cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn sớm lựa chọn dược một chiếc card đồ họa phù hợp.                                                                                         

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

MekongT
----------------------------------------------------------------------------

www.MekongT.com chuyên cung cấp các loại card màn hình cũ - VGAmàn hìnhkem tản nhiệt sử dụng lắp đặt cho các phòng NET chất lượng cao, nhanh thu hồi vốn phục vụ cho AE nâng cấp NET.

-HÀNG BÁN TRÊN TOÀN QUỐC [​IMG]
-MUA NHIỀU - CHIẾT KHẤU LỚN [​IMG]
-CHẠY THỬ 1 THÁNG [​IMG] 
Màn hình máy tính LCD

Sẵn hàng:
LG LED 23" E2351T --- giá bán lẻ 2tr5/c
LG LED IPS 24" 24EA53VA --- giá bán lẻ 2tr9/c
LG LED 24" CE2442T --- giá bán lẻ 2tr6/c hàng có số lượng 

1. LG LED IPS 24" 24EA53VA --- Giá 2tr9/c
[​IMG]
2. LG LED 24" CE2442T --- giá bán lẻ 2tr6/c
[​IMG]
3. LG LED 23" E2351T --- giá bán lẻ 2tr5/c
[​IMG]
Những dòng VGA hiện đang có sẵn: 
Hàng NVIDIA


I. GT240
1.1 Asus GT240 TC1G/D3/128 bit

[​IMG] 
Giá 550k - hàng có SL
1.2. Asus GT240 TC1G/D5/128 bit
Em này đã bán rất nhiều và đang được các dàn game ưa chuộng, với bản ddr5 hiệu năng cao và giá thành hợp lý cho game nét.
[​IMG] 
Giá 650k - Hàng có SL

II. GT440

2.1 Asus GT440 512M (1G-TC)/DDR5/128bit
Em này là bản ram5 của GT440, được sản xuất năm 2011 nên khá mới và hỗ trợ Direcx11. Em này vào win nhận đủ 1G Vram luôn dùng tốt với các loại màn hình có độ phân giải cao.


[​IMG]
Giá 730k - Hàng có SL
2.2 Asus GT440 1G/D3/128 bit
[​IMG]
Giá 730K hàng có Sl
2.3. Giga GT440 1G/D3/128 bit
[​IMG]
Giá 730K - Hàng có 

III. GT630, GT640, GT730, GTX650
3.1 Gigabyte GT630 2G/ddr3/128bit
 Giá 980k hàng có số lượng

[​IMG]
3.2 Zotac GT630 1G/ddr5/128bit 
[​IMG]
Giá 980k/c hàng có số lượng
3.3 Gigabyte GT630 1G/ddr5/128bit 
[​IMG]
Giá 1tr050k/c hàng có số lượng
3.4 Zotac GT640 2G/ddr3/128bit

[​IMG]
Giá 1tr050k/c hàng có số lượng
3.5 Asus GT640 1G/ddr5/64bit 
[​IMG]
Giá 1tr100k/c hàng có số lượng
3.6 Asus GT730 2G/ddr3/64bit [​IMG]
Giá 1tr100k hàng có số lượng
IV. GTS450

4.1. Zotac GTS450 1G/D5/128bit
[​IMG]
Giá 1.050k (tạm hết)
4.2 Giga GTS450
[​IMG]

Giá 1.100K (tạm hết)


Hàng ATI
1. Asus HD7750 1G/ddr5/128bit 

[​IMG]
Giá 1.400k - Hàng có SL 

2.Powercolor HD6670 1G/DDR5/128bit

[​IMG]

Giá 950k
3. Asus HD6670 1G/D5/128 bit

[​IMG]
Giá 1.050K Hàng có số lượng (Tạm hết) 

[/QUOTE]