Các game thủ
chuyên nghiệp thường trang bị cho máy của mình một bộ xử lí hình ảnh mạnh mẽ để game chạy mượt. Tuy nhiên, thông thường,
bộ xử lí đồ họa trên máy tính của một amateur (người không chuyên) không thể đáp ứng với những yêu cầu về độ
phân giải cao khi chơi những game "cực ngầu" hoặc xem phim chất lượng
cao, 3D. Một vài game đơn giản thì không thành vấn đề với những máy tính phổ
thông có tích hợp VGA vào mainboard,
nhưng khi số lượng game lên đến hai con số hay bạn muốn trải nghiệm những hình
ảnh tuyệt nhất, tôc độ nhanh nhất khi chơi game thì đây là lúc bạn nên suy nghĩ
để nâng cấp chiếc máy tính của mình. Sau đây là 5 điều, một game thủ mới vào
nghề hay một amateur máy tính nên biết để chọn được chiếc card màn hình phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
1. Card tích hợp hay card màn hình rời?
Hầu hết các máy tính có bộ xử lí hình ảnh tích
hợp vào bộ xử lí chính, nhưng chúng lại không nhanh và mạnh mẽ như những card
màn hình rời (so với mainboard). Những card tích hợp này không có bộ nhớ riêng,
và phải sử dụng sức mạnh của CPU cùng bộ nhớ RAM (bộ nhớ tạm chứa thông tin của
các ứng dụng đang chạy) để hỗ trợ giúp xử lý hình ảnh chơi game hoặc xem phim.
Một card màn hình rời có bộ nhớ và bộ xử lí riêng của mình, giúp giải phóng
nguồn lực cho máy tính của bạn và đẩy nhanh tôc độ máy. Hơn nữa, những loại card rời luôn luôn được
ưu tiên phát triển và cải thiện để đi tắt đón đầu công nghệ xử lí hình ảnh, hỗ
trợ những hiệu ứng đặc biệt.
Card màn hình rời
Một đặc điểm của card rời luôn được cải tiến
đó là cổng kết nối với mainboard. Khi
nhìn vào những card rời, sẽ có những dòng chữ như PCI (peripheral component
interconnect), AGP (advanced graphics port) and PCIe (PCI Express).
Card màn hình tích hợp
Những thuật ngữ này miêu
tả loại cổng trên mainboard mà card rời sẽ kết nối . Cổng tiên tiến nhất
hiện nay là cổng PCIe. Nếu bạn thấy dòng chữ card có dán nhãn PCIe, bạn đang
chọn đúng một sản phẩm của những người "sành điệu" rồi đây. Bạn nên
lưu ý đến loại cổng này trên máy tính của mình để chọn được 1 card rời có kết
nối phù hợp. "Ổ khóa" và "Chìa khóa" phải ăn khớp thì hệ
thống mới vận hành suôn sẻ.
2. Tốc độ xử lí và bộ
nhớ:
Mỗi VGA
có một đơn vị xử lí đồ họa (GPU), tương tự như đơn vị xử lí trung tâm trên
mainboard. PU có nhiệm vụ riêng biệt là xử lý mọi vấn đề về hình ảnh của máy
tính. Những nhà phát triển (developer) đã lập trình cho GPUs những khả năng đặc
biệt như sửa lỗi răng cưa khi hiển thị (FSAA) hình ảnh, giúp cho những hình ảnh
3D trình chiếu sáng hơn, mượt mà và chân
thật hơn.
Lỗi răng cưa được sửa bởi card màn hình chất lượng
Card màn hình của bạn mạnh hay yếu phụ
thuộc và tốc độ xử lí và bộ nhớ của nó. Tốc độ xử lí được đo bằng Megahertz
(MHz). Bộ nhớ của VGA vào khoàng từ 128MB đến 512MB. Những game cao cấp đòi hỏi
dung lượng bộ nhớ của card màn hình tối thiểu là 128MB, và lí tưởng cho một
gamer là 256MB. Mức dung lượng cao hơn
dành cho những người chuyên về lập trình, xây dựng hình ảnh 3D.
3. Tốc độ khung hình trên
giây (Frames per second):
Mỗi khung hình là một hình ảnh hiển thị trọn
vẹn trên màn hình và card đồ họa của bạn có thể xử lí. Mắt thường của con người
có thể xử lí khoảng 25 khung hình trên giây, nhưng với những card đồ họa tốt có
thể hoạt động với 60 khung hình/s hoặc hơn và cho hình ảnh mịn, không mờ, không
bị vỡ hạt. Một card đồ họa với dung lượng rộng rãi có chức năng lưu hình trong
bộ nhớ đệm, giúp tăng đáng kể tốc độ khung hình trên giây.
4. Tốc độ làm đầy điểm
ảnh (Pixel fill rate):
Số lượng điểm ảnh card màn hình có thể xử lí
trong 1s sẽ quyết định tốc độ xử lí 1
hình ảnh của card đồ họa đó. Một VGA tốt sẽ có
tốc độ làm đầy điểm ảnh càng lớn càng tốt. Tuy nhiên đây không phải là
yếu tố duy nhất để chọn một chiếc card đồ họa
5. Tốc độ dựng tam giác
(Triangle fill rate)
Mỗi hình ảnh 3-D render trên máy tính được tạo
ra từ hành triệu đa giác (Polygons) vô cùng nhỏ. Số lượng pokygons này mà một
card đồ họa có thể xử lí trong một giây càng nhiều thì hình ảnh video xuất ra
sẽ càng ít bị mờ, và trong sáng hơn.
Mẹo nhỏ:
1. Kiểm tra thật kĩ
cổng kết nối mainboard trên máy của bạn là gì. Sẽ thật mất công nếu bạn mua một
card màn hình mà không lắp vừa với mainboard trên máy.
2. Đọc mục yêu cầu cấu
hình hệ thống trên phần mềm mà bạn muốn sử dụng. Xem phần yêu cầu về card màn
hình, những tiêu chuẩn kĩ thuật cho card
màn hình được khuyên nên là cao hơn những yêu cầu của phần mềm. Cứ coi đây
là yêu cầu tối thiểu để lựa chọn card màn hình. Càng ngày thì yêu cầu về hệ
thống sẽ càng cao, do đó nhớ cập nhật thường xuyên nhé!
Hy vọng bài viết này
đem lại cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn sớm lựa chọn dược một chiếc
card đồ họa phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét